Chống thấm Gía Rẻ

Chống thấm cầu đường

Biện pháp thi công chống thấm cầu đường bằng các sản phẩm công nghệ Trường Dương

chong tham cau duong
Chống thấm cầu đường

I. Yêu cầu bề mặt bê tông cầu trước khi bàn giao cho công tác chống thấm

- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần….

- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ, không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông


II. Quy trình thi công chống thấm

1. Chuẩn bị bề mặt chong tham

- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.

2. Quy trình thi công chống thấm

- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng vữa đổ bù không co ngót.

- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.

Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống thấm khò dán, quét hoạc phun theo quy trình cụ thể sau

a. Chống thấm bằng màng khò nóng

Bước 1: Quét lớp tạo dính:

- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).

Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:

- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.

- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.

- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.

- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.

- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Bước 3: Những điểm cần chú ý:

- Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.

- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.

- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.

- Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.

b. Chống thấm bằng dung dịch phun thẩm thấu:

Bước 1: Thi công phun

- Phun dung dịch chống thấm vào các khuyết tật. Riêng đường nứt xuyên sàn đã đục rãnh sẽ được phun trước với định mức trung bình 5 - 10md/lít (tùy thuộc độ rộng đường nứt ban đầu). Sau 30-60 phút, tiến hành phun nhẹ nước bảo dưỡng để giúp vật liệu chống thấm hoạt động và thấm sâu hơn vào thân bê tông.

- Trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, tiến hành phun lớp một vật liệu chống thấm với định mức theo quy định của nhà sản xuất.

Bước 2: Bảo dưỡng

- Khi vật liệu chống thấm đã thấm rút hết vào trong thân bê tông, phun nước tạo ẩm bề mặt để bảo dưỡng thường sau 30 - 60 phút (tùy theo điều kiện thời tiết: nhiệt độ, gió…) sờ không dính tay, tiến hành phun ẩm nước bảo dưỡng để giúp để giúp sản phẩm chống thấm hoạt động và thấm sâu hơn vào kết cấu bê tông.

- Việc phun nước bảo dưỡng trên toàn bộ diện tích đã phun vật liệu chống thấm được thực hiện trong hai hoạc ba ngày tiếp theo tùy thuộc vào loại sản phẩm dùng.

Bước 3: Những điểm cần lưu ý:

- Trường hợp bê tông có nhiều đường nứt dài lớn hay xuyên kết cấu bê tông, thì khách hàng phải nhập bổ sung vật liệu để xử lý bổ sung theo hiện trạng thực tế.

III. Lưu ý chúng

Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.

Xin chân thành cảm ơn !