Chống thấm Gía Rẻ

Chống thấm ngược

"Quả có vậy. Đúng là chưa có ai giải thích cho khách hàng hiểu được chống thấm ngược là gì ?Nó được sử dụng trong trường hợp nào ? Thi công nó đòi hỏi các yếu tố gì ?Chống thấm ngược hiểu một cách đơn giản nhất thì"

chong tham nguoc
Chống thấm ngược


"Chống thấm ngược là phương pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm.
Hoặc định nghĩa chi tiết hơn: Chống thấm ngược là cách thức tạo cho đối tượng khả năng không bị ảnh hưởng bởi nước. Bằng cách tạo các lớp màng chống thấm lên bề mặt bên trong (mặt trong)"




Phương pháp chống thấm ngược

Áp lực nước tác dụng lên mặt sau của lớp phủ chống thấm. Có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi bề mặt. Do vậy vật liệu sử dụng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao. Liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là có độ đàn hồi tốt chịu được áp suất nước.

Ngăn nước tức thời là trường hợp đặc biệt của chống thấm ngược

Trên thị trường hiện nay có một số dòng vật liệu sau đây có thể được sử dụng để chống thấm ngược:

Màng bitum đàn hồi cải tiến
Chất lỏng dạng quét đàn hồi gốc nhựa PE ( Poly-urethan)
Phụ gia hoặc xi măng đã được trộn phụ gia chống thấm một hoặc hai thành phần: Dạng quét lên trên bề mặt hoặc dạng phun bằng máy tạo áp. Có thể đọc thêm Chống thấm thẩm thấu ( chống thấm tinh thể nội IC) để biết thêm chi tiết.
Vậy chống thấm ngược được sử dụng trong trường hợp nào ?

Chống thấm ngược được sử dụng trong những trường hợp ta không thể chống thấm thuận được

VD:Chống thấm tầng hầm đã bị thấm, đã xây xong móng.

Vách,tường tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm (thường gặp)
Chống thấm bể nước, bể bơi,hầm ngầm
Chống thấm Gara ngầm, bãi đỗ xe ngầm
Nhìn chúng đây là một phương pháp tốn kém. Trong hầu hết các trường hợp chống thấm thuận hiệu quả và rẻ tiền hơn chống thấm ngược.

Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

1- Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..v/v

2- Chân tường bên trong tầng hầm

3- Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách

4- Chân tường nơi có nền đất ẩm.

Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của chúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù của Việt Nam ta ?

Nguyên nhân:

- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.

- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.

- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.